Ngày 16/7, Bệnh viện 30-4 đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Ứng dụng chứng cứ khoa học vào thực hành tiêm truyền và kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc người bệnh”. Chương trình thu hút sự tham gia của 100 cán bộ y tế, bao gồm đại diện Ban Giám đốc, các điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, nhằm cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị và đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang học và văn bản

Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản

TS. Trần Thụy Khánh Linh, Hiệu trưởng trường Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của hội thảo tập trung vào hai chuyên đề quan trọng. Trong đó, TS. Trần Thụy Khánh Linh, Hiệu trưởng trường Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TP. HCM đã nhấn mạnh rằng thủ thuật đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi (PIVC) tuy phổ biến nhưng “không phải là vô hại”. TS. Linh trích dẫn các số liệu cho thấy có tới 63% PIVC không được duy trì đúng cách, và các biến chứng nhiễm trùng có thể khiến người bệnh phải nằm viện thêm 7 đến 20 ngày, với chi phí điều trị lên tới 8.400 USD. Các biến chứng thường gặp bao gồm viêm tĩnh mạch, thoát mạch gây sưng và hoại tử, cùng với tình trạng tắc kim (trung bình 18,8%) và tuột kim (trung bình 6,9%). Để giải quyết, TS. Linh đã giới thiệu “gói chăm sóc tiêm truyền”, một bộ can thiệp dựa trên bằng chứng khoa học nhằm giảm thiểu rủi ro, bao gồm các biện pháp cốt lõi như áp dụng kỹ thuật vô khuẩn không chạm (ANTT), sát khuẩn da đúng cách, cố định catheter bằng băng dán vô khuẩn và rút catheter ngay khi không còn cần thiết.

Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang học và văn bản cho biết 'ĐẶT VẤN ĐỀ, Nhiềm khuẩn liên quan đến chăm sóc tế (Healthcare-Associated Infections- HAI) một trong những thách thức ơn đồi νδι thông tế toan cau, đặc biết tai cac điều nó hôi tich cUC. THANALSIUP DỐIVÓLCHÍNH salventur chức The giới (WHO) 100 người bênh nhập viên khoàng 7-15 người mắc nhat mot nhiêm khuẩn bênh viện trình thi trong quả làm tăng thời năm viên, phí làm tăng nguy vong, đắc biệt nhỏm người bênh cao benh nhân can thiệp xâm như đat catheter, đat nôi khí quan thơ may hoặc phầu ma jadermT™ I.V. Advance curement Dressing'

Thượng tá, ĐD CKI Trịnh Văn Thuận, Trưởng phòng Điều Dưỡng Bệnh viện 30-4

Tiếp nối chương trình, Thượng tá, ĐD CKI Trịnh Văn Thuận, Trưởng phòng Điều Dưỡng Bệnh viện 30-4 đã trình bày về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn trong chăm sóc y tế. Thượng tá Trịnh Văn Thuận chỉ ra thực trạng đáng báo động khi theo WHO, cứ 100 người bệnh nhập viện thì có từ 7-15 người mắc nhiễm khuẩn, làm tăng chi phí và nguy cơ tử vong. Thượng tá Thuận cho biết, tình hình tại Việt Nam cũng rất đáng lo ngại, với nguyên nhân chính đến từ việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa còn nhiều hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ tuân thủ Phòng ngừa chuẩn và các biện pháp phòng ngừa bổ sung chưa được đầy đủ, đặc biệt là trong việc áp dụng các gói phòng ngừa chuyên biệt cho nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn huyết trên người bệnh đặt đường truyền, nhiễm khuẩn tiết niệu và viêm phổi bệnh viện.

Thượng tá Trịnh Văn Thuận khẳng định “Phòng ngừa chuẩn” là biện pháp quan trọng nhất, trong đó coi mọi dịch tiết của người bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm. Các nội dung chính của phòng ngừa chuẩn bao gồm vệ sinh tay, được xem là biện pháp hiệu quả nhất, sử dụng đúng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE), xử lý và tiệt khuẩn dụng cụ y tế theo đúng quy trình, và quản lý chất thải y tế một cách an toàn.

Có thể là hình ảnh về 12 người, đang trình diễn võ thuật và văn bản

Thượng tá Nguyễn Trung Cang, Phó Giám đốc Bệnh viện chup ảnh lưu niệm cùng các chuyên gia và học viên sau buổi hội thảo thành công tốt đẹp

Sau phiên thảo luận sôi nổi, Thượng tá Nguyễn Trung Cang, Phó Giám đốc Bệnh viện, đã phát biểu tổng kết, khẳng định cam kết của bệnh viện trong việc không ngừng nâng cao chuyên môn và đặt an toàn người bệnh lên hàng đầu.
 

Phan Đức